khoa học viễn tưởng, đặc biệt là du hành thời gian, hẳn bạn thường xuyên nghe nhắc">
16/05/2023
Nếu yêu thích thể loại khoa học viễn tưởng, đặc biệt là du hành thời gian, hẳn bạn thường xuyên nghe nhắc đến thuật ngữ nghịch lý thời gian. Vậy chính xác thì nghịch lý thời gian là gì, và nó ra đời từ đâu? Cùng Bookism bọn mình tìm hiểu về nó trong bài viết này nhé.
Nghịch lý thời gian, hay còn gọi là nghịch lý du hành thời gian là một mâu thuẫn về mặt lôgic (hoặc một mâu thuẫn hiển nhiên) xoay quanh cơ chế hoạt động của thời gian và hành động du hành thời gian. Nghịch lý thời gian thường được chia ra làm hai loại:
Có nhiều giả thuyết về các hậu quả tiềm tàng khi nghịch lý thời gian xuất hiện. Có thể người gây ra nghịch lý sẽ lập tức biến mất khỏi lịch sử, hoặc khiến cho phiên bản du hành thời gian của mình biến mất; có thể người gây ra nghịch lý sẽ không bị làm sao hết, nhưng khiến cho thế giới xung quanh biến đổi hoàn toàn; có thể nghịch lý sẽ xóa bỏ toàn bộ thực tại.
Lẽ dĩ nhiên, nghịch lý thời gian chỉ có thể tồn tại dưới dạng lý thuyết hoặc trong các tác phẩm khoa học viễn tưởng. Trong thực tế, nghịch lý thời gian không thể nào tồn tại, bởi sự tồn tại của nó sẽ chứng minh rằng du hành thời gian không thể tồn tại. Trong bất cứ giả thuyết hoặc mô hình nào do con người tạo dựng nên, nếu nghịch lý xuất hiện, điều ấy có nghĩa là ta đang thử thực hiện một điều bất khả thi.
Hầu hết các chuyên gia đều đồng ý rằng tác phẩm Tourmalin's Time Cheques của Thomas Antsey Guthrie là tiểu thuyết đầu tiên từng sử dụng ý tưởng nghịch lý thời gian. Trong tác phẩm năm 1891 này, nhân vật Peter Tourmalin có cơ hội mở tài khoản tại một "Ngân hàng Thời gian", cho phép anh ta trữ thời gian thừa để về sau rút ra. Tuy nhiên, về sau anh ta phát hiện ra rằng thời gian mình gửi vào được lấy từ những mốc lẫn lộn, khiến cho anh ta mỗi lần rút thời gian ra là lại lâm vào tình thế oái oăm.
Và phải một thời gian rất lâu sau đó mới xuất hiện tác phẩm liên quan đến du hành thời gian thứ hai: Berkley Square (1933), kể về một nhà du hành thời gian đi gặp tổ tiên của mình trong giai đoạn Cách mạng Mỹ.
Time and the Conways (1937) của J.B. Priestly có sử dụng mô típ nhiều dòng thời gian khác nhau theo một cách khá vòng vèo: sự tịnh tiến của dòng thời gian thực chất chỉ là một ảo tưởng, và mọi khoảnh khắc trong đời người đều đồng loạt diễn ra cùng một lúc.
Và sau đó chúng ta có mô típ vòng lặp đầu tiên: Doubled and Redoubled, một truyện ngắn viết bởi Malcolm Jameson trong số tạp chí Unknown ra tháng 02/1941. Nhân vật chính trong truyện bị buộc phải lặp đi lặp lại một ngày "hoàn hảo", không ngừng thắng một vụ cá cược, được thăng chức, phá ngang một vụ cướp ngân hàng, và cầu hôn thành công.
Về sau ta có câu chuyện By His Bootstraps của Robert Henlein, xuất bản năm 1941. Truyện kể về mọt người liên tục được gặp các phiên bản tương lai của chính bản thân mình, và rồi phát hiện ra rằng mình đang thực hiện đúng những gì các phiên bản tương lai đó đã làm, để rồi một ngày nọ quay trở lại gặp gỡ bản thân.
Một thời gian sau, tác phẩm A Sound of Thunder của Ray Bradbury (1952) giúp mô típ hiệu ứng cánh bướm trở nên phổ biến.
Năm 1955, Asimov cho xuất bản cuốn The End of Eternity, với nhân vật chính là một nhóm các "Người trường tồn", di chuyển xuyên qua thời gian để thay đổi và bảo vệ tương lai của nhân loại — tuy nhiên, có một số thế kỷ tương lai họ không thể đến được, và sau những thế kỷ đó thì con người lại bị xóa sổ, và nhiệm vụ của các Người trường tồn bây giờ là phai quay trở lại quá khứ, tìm cách đảm bảo điều đó không xay ra.
Cũng trong năm đó, William Tenn cho xuất bản cuốn The Discovery of Morniel Mathaway, kể về một nhà lịch sử học quay trở lại giai đoạn giữa thế kỷ 20 để nghiên cứu một nghệ sĩ hư cấu, nhưng rốt cuộc lại buộc phải trở thành chính người nghệ sĩ ấy. Mô típ này về sau được Damon Knight tái sử dụng trong truyện ngắn Extempore, kể về một anh rửa chén đĩa ở New York biết cách di chuyển vượt thời gian và phát hiện ra rằng đến một thời điểm nhất định, dòng thời gian lại lặp lại, và vũ trụ là một vòng tuần hoàn không có hồi kết.
Năm 1956, John Wyndham viết cuốn tiểu thuyết Consider Her Ways, với nhân vật chính là một cô gái, sau khi uống phải một thứ thuốc lạ thì ngủ thiếp đi và tỉnh dậy ở một tương lai Dystopia 100 năm sau. Sau khi quay trở lại được tuyến thời gian của mình, cô thề sẽ ngăn không cho tương lai mình đã ghé thăm xảy ra, nhưng truyện ám chỉ rằng chính hành động của cô là xúc tác khiến cho tương lai ấy xuất hiện.
Năm 1957, Robert Heinlein viết cuốn tiểu thuyết The Door Into Summer, kể về một người đàn ông quay trở lại quá khứ để trả thù, và từ đó thay đổi tương lai của mình. Và truyện đó dẫn thẳng đến tác phẩm All You Zombies của ông năm 1959, câu chuyện đầu tiên tích hợp ý tưởng là thay đổi quá khứ có thể khiến cho một người trở thành chính cha mẹ của bản thân mình.
Trong tác phẩm The Other End of the Line của Walter Tevis, viết năm 1963, một nhà du hành thời gian vô tình gọi đúng số điện thoại của bản thân mình, khiến cho ông ta tự nói chuyện với bản thân. Tác phẩm The Man from When của Dannie Plachta (1966) kể về một người tình cờ phá hủy Trái Đất khi quay trở về quá khứ mười tám phút trước.
Và rồi đến năm 1973, Heinlein một lần nữa trở lại với đề tài du hành thời gian trong tác phẩm Time Enough for Love, kể về một người đàn ông phải lòng chính mẹ của mình. Cùng năm đó, David Gerrold xuất bản tác phẩm The Man Who Folded, kể về một người dùng thắt lưng thời gian để trục lợi cá nhân — và hiểu thêm về chính bản thân mình.
Tác phẩm Thrice Upon a Time của James P. Hogan năm 1980 kể về một bức thông điệp gửi đến từ tương lai, nhưng lại khiến cho tuyến thời gian của người nhận bị xóa bỏ. Trong mạch truyện X-Men Days of Future's Past kinh điển năm 1981, Rachel Summers, con gái của Cyclops và Jean Grey từ một dòng thời gian khác, du hành về quá khứ để cứu tương lai của mình, nhưng lại phát hiện ra rằng mình không thể – cô chỉ có thể tạo ra một tuyến thời gian mới.
Cùng dấn sâu vào dòng giả tưởng với tác phẩm mới nhất của Bookism tại đây bạn nhé.
↓ ↓