Danh mục blog

20 tiểu thuyết dystopia hay nên đọc

Không ít tác phẩm khoa học viễn tưởng nói về một tương lai u tối, một tương lai dystopia. Cùng Bookism điểm qua 20 tác phẩm dystopia đáng chú ý nhất nhé.

20) Đấu trường sinh tử (2008)

đấu trường sinh tử

Tác giả: Suzanne Collins

Quốc gia Panem quay lại thời La Mã cổ đại bằng cách tạo ra 'Đấu trường sinh tử': một giải đấu man rợ, tàn bạo cho nơi những con người tuyệt vọng phải chém giết lẫn nhau để giành thức ăn và phần thưởng, đồng thời giúp tạo thú tiêu khiển cho tầng lớp thống trị. Đấu trường sinh tử là viễn cảnh đáng sợ về thế giới tương lai.

19) Article 5 (2012)

article 5

Nguồn: Goodreads

Tác giả: Kristen Simmons

Article 5 là tác phẩm đầu tay của Simmons, và được độc giả đón nhận rất nồng nhiệt. Nước Mỹ bị kiểm soát bởi một Cục Cải tổ Liên bang, và tất cả mọi đứa trẻ sinh ra khi bố mẹ chưa kết hôn sẽ bị coi là trẻ bất hợp pháp. Một cuộc chiến sinh tồn diễn ra, với bao cảnh tra tấn bạo lực.

18) The Drowned World (1962)

the drowned world

Nguồn: Goodreads

Tác giả: J.G. Ballard

Đúng như tiêu đề của truyện, Ballard đã xây dựng cả một thế giới bị biến đổi khí hậu tàn phá đầy sống động. Các thành phố Châu Âu và và Mỹ chìm dưới các đầm nhiệt đới, và một nhà sinh vật học trong quá trình lên danh sách các thứ sinh thực vật bị gặp phải những giấc mơ lạ lùng. Mặc dù viết từ tận năm 1962, phỏng đoán của Ballard nhiều khả năng sẽ trở thành sự thật trong vài thập kỷ tới.

17) Logan's Run (1967)

loga's run

Nguồn: Goodreads

Tác giảs: William F. Nolan & George Clayton Johnson

Ý tưởng của truyện rất đơn giản, nhưng vô cùng kinh khủng: các nguồn tài nguyên được kiểm soát chặt chẽ và mức dân số được kiểm soát bằng cách thủ tiêu tất cả những ai quá 21 tuổi. Trong bối cảnh thế kỷ 23, nhân vât Logan-6 là một tên sát nhân với nhiệm vụ thừa hành việc thủ tiêu những người quá tuổi; khi đến lượt hắn sang tuổi 21, Logan-6 bắt đầu tìm cách trốn chạy

16) Uglies (2005)

uglies

Nguồn: Goodreads

Tác giả: Scott Westerfeld

Westerfeld mô tả một thế giới nơi sự đồng nhất được đặt lên trên tất cả. Mọi công dân đến tuổi 16 bị bắt buộc phải phẫu thuật thẩm mỹ để trở thành “người đẹp”. Các lựa chọn cá nhân đã bị loại bỏ, và mọi động thái hành động đều bị theo dõi.

15) The Running Man (1982)

running man

Nguồn: Goodreads

Tác giả: Richard Bachman (Stephen King)

Được viết dưới bút danh Richard Bachman, The Running Man là một trong số những tác phẩm kinh điển của Stephen King. Truyện lấy bối cảnh là nước Mỹ năm 2025, khi nền kinh tế đã sụp đổ, bạo lực là chuyện diễn ra như cơm bữa và tất cả chịu sự cai trị của một chính quyền độc tài. Cuộc đời của những người bị liệt vào 'danh sách đen' thật không khác nào địa ngục trần gian, và lối ra duy nhất là phải tham gia vào một trò chơi chết người. Nhiều người nói rằng The Running Man chính là cảm hứng cho Đấu trường sinh tử.

14) The Iron Heel (1908)

the iron heel

Nguồn: Goodreads

Tác giả: Jack London

Đây là một trong những tác phẩm dystopia thời đầu. Truyện ít đề cập đến các khía cạnh khoa học mà chủ yếu vào sự tan rã của hệ thống chính trị trong xã hội tương lai: cụ thể là sự trỗi dậy của chủ nghĩa độc tài đầu sỏ tại Mỹ, khiến giới trung lưu sạt nghiệp và những người nghèo bị nô lệ hoá.

13) The Chrysalids (1955)

the chrysalids

Nguồn: Goodreads

Tác giả: John Wyndham

Với bối cảnh vài ngàn năm trong tương lai, The Chrysalids vẽ lên một thế giới dystopia không chấp nhận những thứ khác biệt. Tin rằng 'bình thường hoá' là mấu chốt để bảo tồn thế giới, các cư dân Labrabor tiến hành tiêu diệt, xua đuổi bất cứ ai khác họ, kể cả những người có khả năng ngoại cảm.

12) Oryx and Crake (2003)

Oryx and Crake

Nguồn: Goodreads

Tác giả: Margaret Atwood

Atwood mô tả một nước Mỹ với xã hội bị phân chia: người giàu ngày càng giàu hơn và đày đoạ người nghèo. Các tập đoàn nắm quyền lực kiểm soát toàn bộ dân số với công nghệ biến đổi gen. Với một cốt truyện sinh động và phức tạp, truyện khám phá những hệ luỵ của việc ưu tiên đẩy mạnh khoa học công nghệ mà không tính đến trách nhiệm dài lâu.

11) Chuyện người tuỳ nữ (1985)

chuyện người tuỳ nữ

Nguồn: Goodreads

Tác giả: Margaret Atwood

Chuyện người tuỳ nữ lấy bối cảnh là một nhà nước thần quyền đã lật đổ chính phủ Mỹ. Trong thế giới nà, phụ nữ bị cấm đọc, và những người có khả năng sinh con đều bị cưỡng ép phải trở thành máy sinh sản để phục vụ xã hội.

10) Neuromancer (1984)

neuromancer

Nguồn: Goodreads

Tác giả: William Gibson

Neuromancer là một trong những tác phẩm đã định nghĩa lại cả một dòng văn, và ở đây là dòng cyberpunk. Các chủ đề liên quan đến trí tuệ nhân tạo, sức mạnh của các tập đoàn và ý nghĩa của việc làm người đã trở thành cảm hứng cho những tác phẩm kinh điển khác sau này, chẳng hạn như bộ phim Ma trận.

9) Do Androids Dream Of Electric Sheep? (1968)

android

Nguồn: Goodreads

Tác giả: Philip K. Dick

Sau một cuộc chiến tranh hạt nhân có tên “World War Terminus,” cả thế giới bị nhiễm phóng xạ, động vật gần như đã tuyệt chủng hết và số lượng rô-bốt bùng nổ. Do Androids Dream of Electric Sheep? khiến người đọc phải nghĩ lại thế nào mới là con người.

8) Người truyền ký ức (1993)

người truyền ký ức

Nguồn: Nhã Nam

Tác giả: Lois Lowry

Trong tác phẩm Người truyền ký ức, Lois Lowry mô tả một cộng đồng mới đầu trông hết sức tươi đẹp, nhưng dần dần được tiết lộ là một thế giới phải sống trong cảnh kìm kẹp, tù đày.

7) Cha và con (2006)

cha và con

Nguồn: isach

Tác giả: Cormac McCarthy

Truyện vẽ lên một khung cảnh nước Mỹ hậu tận thế và một cặp cha con tìm cách sinh tồn trong một thế giới gần như không còn chút sự sống. Tương lai thật mờ mịt, nhưng họ vẫn phải bước tiếp, bước vào miền vô định và đương đầu với mọi thứ đang rình rập.

6) A Clockwork Orange (1962)

clockwork orange

Nguồn: goodreads

Tác giả: Anthony Burgess

A Clockwork Orange vẽ lên một bức tranh bi thảm về một tương lai đầy rẫy những băng đảng bạo lực và những cố gắng lập lại trật tự của một chính quyền yếu kém. Truyện tập trung phân tích tự do thực sự là như thế nào.

5) Cỗ máy thời gian (1895)

the time machine

Nguồn: goodreads

Tác giả: H.G. Wells

Trong Cỗ máy thời gian, nhân vật chính được đưa đến những miền tương lai tăm tối, và thậm chí còn được chứng kiến ngày tàn của Trái Đất.

4) Wind Up Girl (2009)

wind up girl

Nguồn: goodreads

Tác giả: Paolo Bacigalupi

Bacigalupi miêu tả một thế giới thường xuyên phải gánh chịu những thảm hoạ tự nhiên, và ấm lên toàn cầu đã khiến mực nước biển dâng lên rất cao, khiến con người ngày một phải dựa vào công nghệ sinh học để sinh tồn, trong khi các tập đoàn khổng lồ nắm quyền kiểm soát nguồn thức ăn.

3) 451 độ F

451 độ F

Tác giả: Ray Bradbury

Bradbury mô tả một xã hội Mỹ nơi chính quyền đốt hết sách và mọi tư tưởng tri thức đều bị ngăn cấm. Tự do tư tưởng vốn được coi là nền tảng của nền dân chủ, và 451 độ F dựng lên một thế giới kinh hoàng nơi điều đó hoàn toàn không tồn tại.

2) Thế giới mới tươi đẹp (1932)

thế giới mới tươi đẹp

Nguồn: sách khai tâm

Tác giả: Aldous Huxley

Huxley vẽ lên hình ảnh một thế giới tràn ngập thuốc gây ảo giác, chế tạo con người trong nhà máy, khái niệm con người bị xoá bỏ, và tẩy não ngay trong quá trình thai nghén. Mặc dù nhìn từ bề ngoài đây có thể là một thế giới hoàn hảo, nhưng nếu không biết đau đớn là gì thì sao có thể biết vui sướng là gì?

1) Người chơi một sẵn sàng (2011)

người chơi một sẵn sàng

Nguồn: Wikipedia

Tác giả: Ernest Cline

Người chơi một sẵn sàng lấy bối cảnh là một thế giới tương lai, khi khủng hoảng năng lượng đã đạt đỉnh điểm, khiến cho nền kinh tế trì trệ, kéo theo hàng loạt hệ quả về xã hội cũng như môi trường sống, và con người phải trốn vào trong thế giới ảo để thoát ly thực tại.


Cùng dấn sâu vào dòng giả tưởng với tác phẩm mới nhất của Bookism tại đây bạn nhé.

↓   ↓


TAGS :

Truyện hay nên đọc